ZinC được biết đến với vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cơ thể. Trong mỹ phẩm, tác dụng của ZinC trong điều trị mụn rất hiệu quả nên nhiều nhà sản xuất mỹ phẩm đã ưa chuộng thành phần này trong các dòng trị mụn. Hãy cùng mình tìm hiểu chi tiết về ZinC nhé.
ZinC là gì?
ZinC
ZinC (Kẽm) là một nguyên tố kim loại lưỡng tính. Về sinh học, kẽm là một chất khoáng vi lượng, vô cùng cần thiết và tốt cho cơ thể. ZinC cũng được xem là một dạng vitamin.
Hợp chất này quan trọng cho nhiều hoạt động của cơ thể như tổng hợp protein, tổng hợp DNA, làm lành vết thương, giúp xương chắc khỏe,…
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ZinC thực sự có tác dụng kháng viêm, điều trị sẹo mụn, giảm dầu nhờn và giảm mụn.
Tuy nhiên, cơ thể không thể tự sản sinh ra kẽm mà cần được bổ sung từ bên ngoài. Vì vậy, việc đảm bảo cung cấp đủ mức kẽm cần thiết cho cơ thể là hết sức cần thiết để đạt hiệu quả tốt nhất.
Tác dụng của ZinC trong điều trị mụn
Một số nghiên cứu khoa học chứng minh, kẽm giúp tăng cường vitamin A cho làn da và điều chỉnh cân bằng nội tiết trong cơ thể. Không những vậy, ZinC còn đem lại rất nhiều công dụng cho da. Hãy cùng mình tìm hiểu nhé.
1. Kháng khuẩn
Khả năng kháng khuẩn của ZinC giúp các nốt mụn viêm giảm sưng tấy rõ rệt và ngăn chặn quá trình hình thành mụn trên da.
Với khả năng diệt khuẩn của kẽm, vi khuẩn gần như không thể phát triển được; nhờ vậy việc điều trị mụn có kết quả tốt hơn.
2. Giảm tiết dầu
Kẽm Oxit có khả năng kiềm hãm quá trình tiết dầu của da. Từ đó, ngăn chặn quá trình hình thành và phát triển của vi khuẩn P. acne – nguyên nhân gây ra mụn.
Khi kết hợp kẽm và vitamin A sẽ sản sinh ra Retinol giúp điều trị và ức chế sự phát triển vi khuẩn gây mụn trong tuyến bã nhờn.
3. Làm dịu da
Nhiều nghiên cứu cho biết, da mụn phản ứng với vi khuẩn mạnh hơn da bình thường. Kẽm có thể làm dịu phản ứng viêm và giảm tác động của vi khuẩn trên da.
4. Đẩy nhanh quá trình bong tróc tế bào chết
Khi cơ thể không có đủ kẽm, da chết sẽ không thể tự bong tróc mà mắc kẹt trong lỗ chân lông. Gây nên tình trạng bí tắc lỗ chân lông, dẫn đến mụn.
Cách cung cấp ZinC cho da mụn
1. Từ chế độ dinh dưỡng
Cách bổ sung kẽm
Nếu cơ thể được nạp kẽm thông qua thực phẩm thì kẽm sẽ kết hợp với các loại vitamin và khoáng chất khác để làm giảm mụn và ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa trên da.
Thêm vào đó, ZinC còn có khả năng chống viêm, hỗ trợ làm lành vết thương và tái tạo collagen nên sẽ giúp mụn và thâm cũng đạt hiệu quả tối ưu.
Với các bạn ăn chay, có thể bổ sung ZinC thông qua các loại rau củ như nấm, rau bina, đậu nành, các loại hạt (hạt hướng dương, óc chó, hạt chia, hạt bí…) dựa hay cacao, chocolate.
Nếu ăn mặn thì lựa chọn để bổ sung kẽm đa dạng hơn nhiều; ngoài các thực phẩm mà các bạn ăn chay thì còn các lựa chọn khác từ các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu) hay hải sản như hàu, tôm, cua, cá hồi,…
2. Từ thực phẩm chức năng
Thực phẩm chức năng bổ sung kẽm
Với hình thức uống viên trực tiếp, chúng ta có thể kiểm soát được lượng kẽm nạp vào cơ thể mỗi ngày. Vì vậy cơ thể có thể cân bằng nội tiết tố, kích thích sản sinh tế bào mới.
Khi ZinC ở dạng viên kết hợp với vitamin A sẽ ngăn cản và ức chế quá trình hình thành mụn của tuyến bã nhờn; từ đó giảm mụn trên da. Tuy nhiên, đây là một cách an toàn nên cơ thể sẽ cần một khoảng thời gian nhất định để cho thấy hiệu quả.
Trên thị trường hiện có nhiều loại thực phẩm chức năng để bổ sung kẽm cho cơ thể. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng liều lượng phù hợp nhất với cơ thể nhé.
3. Kem bôi ngoài da
Kem bôi chứa kẽm
Kẽm trong thuốc bôi trị mụn thường có khả năng kiềm dầu, cân bằng độ ẩm, sát khuẩn da,…
Hơn nữa, kẽm trong kem bôi thường là kẽm oxit (zinc oxide), calamine, kẽm pyrithione – đây là thành phần giúp tạo lớp màng bảo vệ da và cải thiện các rối loạn da (viêm da tiết bã, nấm…).
Sự kết hợp ZinC và kháng sinh sẽ đem đến hiệu quả trị mụn nhanh chóng. Tuy nhiên, phương pháp này không quá an toàn với da. Vậy nên nếu bạn muốn sử dụng cách này, hãy cân nhắc kỹ.
Những điều cần biết trước khi sử dụng ZinC
- Kẽm chỉ là một thành phần có thể hỗ trợ điều trị mụn, chứ không phải là yếu tố quyết định. Vì vậy, muốn hết mụn thì bạn cần có thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh thì mới có thể đem tới hiệu quả tốt nhất.
- Tuyệt đối không tự ý uống kẽm vì thừa kẽm có thể dẫn đến tình trạng buồn nôn, đau bụng, nhức đầu, ói mửa, đau dạ dày…
- Nên tham khảo tư vấn của bác sĩ trước khi dùng ZinC lâu dài để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
- Không sử dụng thực phẩm chức năng khi bụng đói. Hãy dùng kẽm sau bữa ăn để tránh cảm giác buồn nôn.
- Hạn chế uống rượu bia trong quá trình sử dụng kẽm để đem hiệu quả tốt nhất cho da và sức khỏe.
Kết luận
Bên cạnh các thành phần như tea tree oil, benzoyl peroxide, BHA (Salicylic acid),… thì ZinC với khả năng kháng khuẩn, giảm tiết dầu, làm dịu nốt mụn,… cũng rất được ưa chuộng và thường xuyên có mặt trong các sản phẩm trị mụn. Tuy nhiên, theo nhiều nguồn tài liệu tổng hợp thì ZinC không phải là chất trị mụn triệt để mà chỉ là chất hỗ trợ trị mụn.
Xem thêm: TOP 10 kem trị mụn hiệu quả cho da (có sản phẩm chứa ZinC)
Bổ sung kẽm là cần thiết nhưng thừa kẽm lại đem đến những tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, các bạn chỉ nên uống kẽm khi đã tham khảo tư vấn của bác sĩ để phù hợp với tình trạng sức khỏe và da của bản thân.
Đồng thời, uống kẽm chỉ là phương pháp hỗ trợ chứ không nên đặt nặng việc trị mụn thông qua bổ sung kẽm.
Hy vọng các thông tin mà mình vừa cung cấp hữu ích cho bạn. Nếu có thắc mắc nào cần giải đáp thì bạn hãy để lại bình luận bên dưới nhé.